Nhà thờ chính tòa Etchmiadzin Echmiadzin

Tiêu điểm của thành phố về mặt lịch sử là Nhà thờ chính tòa Echmiadzin, một nhà thờ lâu đời nhất thế giới, được thánh Gregory xây như nhà thờ chinh tòa uốn vòm từ năm 301-303, khi đó Armenia là nước duy nhất trên thế giới mà Kitô giáo là quốc giáo.

Theo Sử biên niên của Armenia trong thế kỷ thứ 5, thánh Gregory đã nhìn thấy Chúa Kitô từ trời xuống cầm 1 búa vàng đập xuống đất, chỉ cho biết vị trí xây nhà thờ xhính tòa. Do đó, vị thượng phụ đặt tên mới cho nhà thờ và thành phố là Echmiadzin, có thể dịch nghĩa là "nơi đấng Sáng tạo Duy nhất ngự xuống".

Năm 480, Vahan Mamikonian, viên thủ hiến La mã cai trị Armenia, ra lệnh thay thế ngôi nhà thờ xiêu vẹo này bằng 1 nhà thờ mới hình thập tự.

Năm 618, vòm bằng gỗ của nhà thờ được thay bằng đá, tựa trên 4 cột đá nguyên khối, nối với các tường bên ngoài bằng các dãy cuốn (arcades), như hiện nay.

Các bức tranh tường bên trong và các gian phòng lớn hình tròn (rotundas) nối bao phủ bên ngoài gian cung thánh xuất hiện từ đầu thế kỷ 18. Một tháp chuông 3 tầng được xây trước đó nửa thế kỷ.

Xưa kia, nhà thờ chính tòa này có 1 bộ sưu tập lớn các bản thảo viết tay bằng tiếng Armenia từ thời trung cổ, nhưng nay đã chuyển giao cho Matenadaran (Viện nghiên cứu các bản viết tay cổ).

Ngay phía tây nhà thờ là đường phố Thánh Tiridates, dẫn tới dinh Thượng phụ nguy nga. Về phía đông bắc là Viện hàn lâm tôn giáo. Phía bắc nhà thờ có nhiều Khachkars (phiến đá khắc hình thánh giá).

Nhà thờ chính tòa Echmiadzin nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO.